Chiến lược quản lý dòng tiền thụ động

0
217

Chiến lược quản lý dòng tiền thụ động

Liệt kê các mục tiêu tài chính, bám sát ngân sách, không để nợ xấu… là một số bí quyết quản lý thu nhập thụ động hiệu quả.

Khi đã tạo ra nguồn thu nhập thụ động bền vững, bạn cần vạch ra kế hoạch chi tiết để quản lý dòng tiền và thực hiện nghiêm túc. Đây là quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và cần thực hiện lâu dài. Tỷ lệ các khoản chi tiêu, thu nhập, nhu cầu của mỗi người luôn khác nhau. Dưới đây là 5 nguyên tắc quản lý dòng tiền thu động hiệu quả cho người đã tạo ra nguồn thu nhập này.

Liệt kê chi tiết các mục tiêu tài chính

Các mục tiêu tài chính cần được liệt kê chi tiết và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Mục tiêu dài hạn như trả nợ, mua nhà hoặc nghỉ hưu sớm luôn phải đặt lên hàng đầu. Những khoản này tách biệt với các mục tiêu ngắn hạn như tiết kiệm để mua sắm, du lịch…

Đối với các khoản ngắn hạn, bạn chỉ cần tuân theo ngân sách, giảm chi tiêu hoặc không sử dụng thẻ tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định đã có thể đạt được.

Xây dựng kế hoạch quản lý thu nhập phù hợp

Kế hoạch quản lý thu nhập thụ động là điều cần thiết để bạn đạt được các mục tiêu tài chính đã vạch ra. Trong kế hoạch, cần đặt ra nhiều mốc quan trọng và cách thực hiện nó phù hợp nhất.

Lưu ý, trong kế hoạch này phải bao gồm ngân sách hàng tháng và kế hoạch chi tiêu, mục tiêu tài chính.

, Chiến lược quản lý dòng tiền thụ động

Khi đã tạo ra nguồn thu nhập thụ động bền vững, bạn cần vạch ra kế hoạch chi tiết để quản lý dòng tiền và thực hiện nghiêm túc. Ảnh: Compa Marketing.

Bám sát ngân sách

Ngân sách là một trong những công cụ quan trọng nhất giúp bạn quản lý dòng tiền thụ động thành công. Nó cho phép bạn lập kế hoạch chi tiêu, phân bổ tiền hợp lí và đạt được mục tiêu của mình. Ngoài ra, ngân sách cũng giúp bạn quyết định cách tiêu tiền trong tương lai.

Nghiêm túc trả các khoản nợ

Nợ là trở ngại khiến mỗi người khó đạt được các mục tiêu tài chính và quản lý tốt dòng thu nhập thụ động. Ngay bây giờ, bạn nên lập kế hoạch đẩy nhanh quá trình trả nợ. Sau khi thanh toán hết một khoản nợ, hãy chuyển tất cả số tiền trong kế hoạch trả khoản nợ đó sang khoản nợ tiếp theo.

Bạn có thể bán những vật dụng không cần thiết để kiếm thêm tiền trả nợ. Ngoài ra, làm thêm nhiều công việc khác cũng giúp chúng ta rút ngắn thời gian trả nợ và tăng thêm khoản thu nhập thụ động. Đặc biệt, nên cân nhắc các lĩnh vực có thể cắt giảm chi phí nhằm tăng lượng tiền mặt có sẵn cho các khoản thanh toán nợ.

Xin lời khuyên từ chuyên gia

Khi bạn đã không còn nợ nần, khoản tiết kiệm được gia tăng và muốn bắt đầu đầu tư để gia tăng thu nhập thụ động, hãy tham khảo ý kiến của một cố vấn tài chính để đưa ra quyết định đầu tư khôn ngoan.

Các cố vấn sẽ đưa ra danh mục đầu tư kèm theo lợi ích và rủi ro liên quan đến mỗi khoản. Từ đó, bạn có thể tìm ra loại hình đầu tư phù hợp với khả năng và nhu cầu hoàn vốn của mình. Nếu cần tư vấn lập ngân sách, nhà đầu tư nên đề xuất với chuyên gia để nhận được lời khuyên. Ngoài các cố vấn tài chính, chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo kinh nghiệm và ý kiến từ bố mẹ, đồng nghiệp, bạn bè…

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here