Crypto liệu có lừa đảo như mọi người hay nói?

0
26

Mục lục

Chắc hẳn những người mới đã từng nghe hoặc khi tìm kiếm ra những kết quả đại loại như là “Tiền mã hóa lừa đảo”. Vậy hãy cùng Allinstation đi sâu vào vấn đề thông qua bài viết bên dưới nhé anh em!

Trước tiên, anh em hãy cùng đọc lại định nghĩa để hiểu rõ hơn về bài viết bên dưới nhé:

, Crypto liệu có lừa đảo như mọi người hay nói?

Tiền mã hóa là môi trường khắc nghiệt

  • Biên độ giao động giá của thị trường tiền điện tử là rất khắc nghiệt, có thể tăng giá và giảm giá rất nhanh trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Kẻ xấu lợi dụng: Sự thiếu hiểu biết của người dùng là tiền để để tạo ra các dự án tiền điện tử giả mạo (scam) hoặc các mô hình Ponzi dễ gây hấp dẫn.
  • Bị hack, mất tài sản: Nếu là một người dùng thiếu trải nghiệm và kiến thức, thì rất có thể sẽ bị hack và mất tài sản nếu thao tác không đúng.
  • Chưa có khung pháp lý quản lý ở hầu hết các quốc gia.

Crypto liệu có lừa đảo như mọi người hay nói?

Theo Allinstation, nhận định trên là không đúng và mang tính quy chụp. Bản chất của thị trường tiền mã hóa là một thị trường đầu tư mạo hiểm mới đầy tiềm năng đi kèm thách thức. Việc bị gán mác “lừa đảo” là bởi một số thành phần nhỏ đang tận dụng sự thiếu hiểu biết, kinh nghiệm và trải nghiệm của người dùng để khai thác, trục lợi. Vì vậy, Allinstation sẽ nêu ra một số thủ đoạn lừa đảo phổ biến trong thị trường Cryptocurrency hiện nay để người chơi có thể né tránh.

, Crypto liệu có lừa đảo như mọi người hay nói?

Các thủ đoạn lừa đảo phổ biến

Thủ đoạn kinh doanh đa cấp tiền ảo biến tướng

Hình thức lừa đảo này đã và đang rất phổ biến, nó mang trong mình một mô hình kêu gọi đầu tư với lợi nhuận rất ấn tượng được ngụy trang dưới vỏ bọc dự án đầu tư. Đánh vào lòng tham của con người, những dự án này hứa hẹn mang lại lợi nhuận lớn và cố định mỗi tháng cho nhà đầu tư (khoảng 30-40%/tháng). Các dự án này huy động vốn theo nhiều tầng và đưa ra mức hoa hồng hấp dẫn cho người giới thiệu. Thực chất, mô hình này chỉ chú trọng lôi kéo thêm người tham gia để dùng tiền của người sau trả cho người trước, khi đạt đủ số lượng người tham gia, bọn lừa đảo sẽ đánh sập dự án và bỏ trốn với số tiền đã huy động.

Thủ đoạn lừa đảo qua sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (BO – Binary Option)

Thời điểm năm 2020-2021 là giai đoạn nổi bật nhất của các dự án mang mô hình quyền chọn nhị phân. Các dự án này mở ra các sàn giao dịch không đăng ký kinh doanh, dưới dạng đầu tư tài chính và mượn hình ảnh của Bitcoin (BTC) để tăng độ uy tín cho sàn giao dịch. Người mua sẽ dự đoán xu hướng tăng hoặc giảm của các tài sản (đặc biệt là Bitcoin) và xu hướng tăng – giảm này hoàn toàn có thể điều chỉnh được bởi đội ngũ vận hành của sàn giao dịch lừa đảo. Các đối tượng lập nhiều nhóm trên mạng xã hội, chia sẻ kinh nghiệm và thường xuyên đăng ảnh nhận lãi lớn để lôi kéo người tham gia. Sau khi thu hút được nhiều người, chúng can thiệp vào hệ thống, chiếm đoạt tài khoản và đánh sập sàn giao dịch.

Thủ đoạn tặng tiền ảo khi tham gia vào Event/Dự án

Mượn uy tín của những dự án đã có tên tuổi hoặc CEO của các dự án hàng đầu, những kẻ lừa đảo giả danh yêu cầu người dùng gửi tiền ảo vào ví để nhận lãi lớn. Sau khi gửi tiền, người chơi sẽ có nguy cơ không nhận được lãi và mất toàn bộ số tiền đã nạp.

Thủ đoạn hack ví

Đây là một thủ đoạn đã tồn tại từ rất lâu nhưng vẫn rất nhiều người vướng phải. Đánh vào sự thiếu hiểu biết của người dùng khi bấm vào những đường link giả mạo rất tinh vi hoặc bấm vào những Website bừa bãi không có kiểm chứng và sau đó yêu cầu kết nối ví. Các Website này chỉ khác các Website chính thức cái tên miền, nội dung bên trong trang là giống thật 100% kể cả những kí tự nhỏ. Rất nhiều người dùng chủ quan, không nhìn trước nhìn sau, ngay khi cấp quyền truy cập ví cho Website, toàn bộ toàn sản trong ví của người dùng sẽ bị “bay màu”.

Thủ đoạn giả mạo thông tin cá nhân

Khi anh em bị lộ thông tin cá nhân như Căn cước công dân, Hộ chiếu, Bằng lái xe sẽ bị kẻ xấu sử dụng thông tin này để tạo tài khoản giả mạo anh em nhằm KYC ở các quốc gia khác. Đây là thủ đoạn rất khó để tránh khỏi nên một khi đã lộ thông tin, việc của anh em là cần bảo mật thông tin cá nhân thật kĩ và không tiến hành xác minh danh tính (KYC) ở những trang không đủ độ uy tín.

Các dự án lừa đảo Rug-Pull

Rug-Pull là từ ám chỉ những dự án lừa đảo bán toàn bộ số lượng Coin/Token mà chủ dự án sở hữu nhằm chiếm dụng số tiền mà người dùng đầu tư vào dự án. Các dự án này khá khó để phát hiện ra đối với một người mới. Nếu không đủ tự tin hay kiến thức chưa đủ vững, Allinstation khuyên người dùng mới chỉ nên giao dịch các dự án đã được niêm yết trên các sàn giao dịch tập trung (CEX) phổ biến như Binance, OKX, Bybit,… Bởi những dự án trên đó hầu hết đã được đội ngũ kiểm duyệt chuyên nghiệp của các sàn đánh giá, nếu đủ những yêu cầu của họ thì dự án mới được niêm yết trên sàn giao dịch đó.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here