Quỹ bồi thường tiền điện tử của EU được yêu cầu thành lập sau bê bối của Celsius Network

0
124

Nghị viện Châu Âu gần đây đã nhận được một bản kiến ​​nghị về việc thành lập quỹ bồi thường tiền điện tử sau các vụ bê bối gần đây, đặc biệt là các vụ việc xảy ra tại Celsius Network.

Liệu yêu cầu này có được phê duyệt? 

Người tổ chức kiến ​​nghị, Jonathan Levy, cho rằng EU phải tạo ra một quỹ mới bằng cách “đánh thuế” các giao dịch nhằm gửi lại tiền bồi thường cho các nạn nhân của những tay tội phạm tiền điện tử. Mặc dù Celsius không bị điều tra hình sự nhưng Levy vẫn cáo buộc công ty có những hành vi vi phạm luật hình sự.

Vào ngày 13 tháng 6 , nền tảng cho vay tiền điện tử Celsius đã tạm ngừng dịch vụ rút tiền do điều kiện thị trường khắc nghiệt… Nhiều tuần trước, tin đồn công ty vỡ nợ đã lan truyền trên khắp mạng xã hội nhưng CEO Alex Mashinsky lại phủ nhận vào thời điểm đó. Sau đó, có thông tin cho rằng Celsius đang tham gia vào giao dịch đòn bẩy rủi ro cao bằng tiền của người dùng và đã gặp khó khăn trong thời kỳ suy thoái thị trường.

Kể từ ngày 1 tháng 7, dữ liệu on-chain cho thấy công ty đã trả hết 183 triệu USD khoản nợ được thế chấp cho Maker. Có rất nhiều thông tin cho rằng Celsius đang phải trả các khoản nợ khác trong vài ngày qua. Đồng sáng lập Onchain Captial, Ran Neuner, đã hỏi Twitterverse liệu có ai biết Celsius lấy tiền từ đâu không nhưng câu trả lời không được hồi đáp…

Là một công ty tư nhân, thông tin chi tiết về tình hình tài chính của Celsius vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, đề xuất thành lập quỹ bồi thường hẳn sẽ mang lại hy vọng cho những người dùng đang bị khóa tài sản trên nền tảng.

Các cáo buộc mới xuất hiện

Levy ban đầu đã nộp đơn yêu cầu thành lập quỹ bồi thường nhằm bù đắp những tổn thất phát sinh do tội phạm tiền điện tử gây ra. Trước đây, ông đã thay mặt cho các khách hàng của mình vận động hành lang cho Ủy ban Châu Âu về các vấn đề liên quan đến vụ bê bối OneCoin.

Bản kiến ​​nghị tuyên bố các nạn nhân của tội phạm tiền điện tử không thể đòi bồi thường thông qua các phương pháp thông thường. Chẳng hạn như tố tụng tại tòa án quốc gia, khiếu nại hình sự với cơ quan quốc gia, chuyển khoản ngân hàng, đảo ngược thẻ tín dụng,… do tính chất đặc thù của tiền điện tử. Do đó, quỹ bồi thường là giải pháp cần thiết để giúp đỡ các nạn nhân và làm tròn nghĩa vụ của EU trong việc giám sát thị trường crypto.

Ở giai đoạn này, sự vụ của Celsius không bị điều tra hình sự. Bởi mọi người đều đồng tình rằng những tai ương này là kết quả của việc quản lý yếu kém chứ không phải do công ty cố ý lừa gạt các nhà đầu tư. Tuy nhiên, Levy vẫn cáo buộc rằng Celsius, cùng với Fireblocks, công ty giám sát đứng sau network này, đã đồng lõa trong việc che đậy các hoạt động tái lý thuyết rủi ro trong hơn một năm. Ngoài ra, Celsius còn bị cáo buộc đã đánh lừa người dùng về bảo hiểm bằng cách đưa ra các báo cáo gây nhầm lẫn và mâu thuẫn, từ đó tạo cho khách hàng cảm giác an toàn giả mạo. Trên thực tế, Celsius không có kế hoạch bảo hiểm cho người dùng. Tuy nhiên, Fireblocks lại cung cấp bảo hiểm cho các tài sản kỹ thuật số được giữ ở Celsius trong kho lạnh. Và từ đó gây ra sự hiểu nhầm cho người dùng.

Đại diện cho một mạng lưới các cá nhân và công ty, những người đã mất tổng cộng 10 tỷ euro, bao gồm cả một khách hàng bị đóng băng “vài triệu euro” bởi Celsius, Levy đề xuất một “quỹ siêu tài trợ” để bồi thường cho các nạn nhân. Theo ôgn, đề xuất này khá khả thi khi xem xét đến khối lượng tài sản tiền điện tử hàng ngày đã cao tới 2 nghìn tỷ euro gần đây…

Ở giai đoạn này, vẫn chưa rõ liệu đề xuất có phải chỉ dành cho các giao dịch được thực hiện riêng tại EU hay không. Bởi nếu vậy, có thể sẽ có sự chênh lệch giữa kỳ vọng và phí “đánh thuế” thực tế nếu các nhà lập pháp EU thực thi đề xuất này.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here