Toà án Singapore công nhận crypto là một loại tài sản

0
81

Phán quyết của Toà án cho rằng tài sản tiền mã hóa là một “dạng tài sản đang hoạt động” có thể đáp ứng các lệnh thực thi pháp luật của Tòa án.

Toà án Tối cao Singapore công nhận crypto là tài sản

Theo bản án được công bố vào chiều ngày 25/07/2023, Tòa án Tối cao Singapore đã công nhận tiền mã hóa là một loại tài sản có thể được giữ theo dạng tín thác trong một vụ kiện giữa sàn giao dịch Bybit có trụ sở tại Seychelles với một nhà thầu.

 

Bybit đã khởi kiện cô Ho Kai Xin, cáo buộc người này đã vi phạm hợp đồng lao động, lạm dụng vị trí của mình để chuyển hơn 4,2 triệu USDT tới các địa chỉ mà cô sở hữu và kiểm soát. Cô Ho cũng đã chuyển một số lượng tiền pháp định vào tài khoản ngân hàng cá nhân của mình.

“Giống như bất kỳ tài sản nào khác, USDT cũng có thể được giữ theo dạng tín thác,” Thẩm phán Philip Jeyaretnam, người chủ trì vụ kiện tuyên bố.

Phán quyết của Tòa án cũng đề cập đến kết quả của cuộc tham vấn cộng đồng do Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) công bố vào ngày 03/07/2023, đã phản ánh rằng “trên thực tế là có thể xác định và  tách biệt các tài sản kỹ thuật số”, ủng hộ quan điểm rằng chúng có thể được nắm giữ dựa trên lòng tin.

Vị Thẩm phán cho biết thêm: “Người nắm giữ tài sản tiền mã hóa về nguyên tắc có quyền sở hữu vô hình được công nhận bởi luật pháp chung như một loại tài sản, và do đó có thể thực thi pháp luật tại Tòa án.”

Ông Philip Jeyaretnam cũng thừa nhận rằng kết luận này có thể có “yếu tố tuần hoàn,” xung quanh nó, nhưng “không khác biệt đáng kể so với cách pháp luật tiếp cận các cấu trúc xã hội khác, chẳng hạn như tiền tệ.”

“Chỉ vì mọi người thường chấp nhận giá trị trao đổi của vỏ sò, hoặc hạt hạnh, hoặc các tờ tiền giấy được in khác nhau nên chúng mới trở thành tiền tệ. Mặc dù một số người hoài nghi về giá trị của tài sản tiền mã hóa, nhưng điều đáng lưu ý rằng giá trị vốn không tồn tại trong một vật thể”, ông Jeyaretnam phát biểu.

Trong vụ kiện, sàn giao dịch tuyên bố rằng cô Ho đang giữ cả USDT và tiền pháp định thuộc quyền sở hữu của Bybit. Nhưng, cô Ho lại đổ lỗi cho anh họ Jason Teo, đã đánh cắp tài sản từ ByBit mà không có sự cho phép của cô, và khẳng định rằng chỉ có anh ta là người sở hữu và kiểm soát những địa chỉ đó.

Tuy nhiên, Tòa án đã xác định rằng “người tên Jason không tồn tại (hoặc có trường hợp khác là không phải anh họ của cô Ho Kai Xin),” và ra lệnh cho cô Ho chuyển tài sản trả lại cho Bybit.

Singapore “tích cực” thực thi pháp lý crypto

Đây là động thái mới nhất diễn ra chỉ hơn 2 tuần sau khi Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) buộc các nền tảng crypto phải giữ tài sản khách hàng trong quỹ tín thác do pháp luật quy định trước cuối năm, nhằm bảo vệ tài sản sau sự sụp đổ của FTX vào tháng 11/2022.

MAS cũng đã tiến hành cuộc tham vấn cộng đồng về các biện pháp nâng cao để bảo vệ khách hàng, được khởi xướng vào tháng 10/2022 ngay trước khi FTX sụp đổ sau đó 1 tháng.

Trước đó vào ngày 21/06, cơ quan này cũng đề xuất thử nghiệm một đồng tiền số có tên Purpose Bound Money (PBM) cùng nhiều Ngân hàng Trung ương khác và các tập đoàn thương mại mã hóa như Amazon, Grab.

Cam kết của Singapore đối với việc hỗ trợ các công nghệ trong lĩnh vực nhằm cải thiện hệ thống tài chính truyền thống hiện tại sẽ đi đôi với mục tiêu “cứng rắn không ngừng nghỉ” đối với các hành vi gian lận, lừa đảo.

Theo Coin68 tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here